Nhà xây dựng ở khu dân cư đông đúc, quỹ đất hạn chế nên phân lô, chia mảnh chỉ có 1 đến 2 mặt tiền thông ra đường đi chung. Đây là kiểu nhà thông dụng ở thành thị là chính và hiện đang du nhập phát triển ở các vùng nông thôn mới. Vậy, xây dựng nhà phố như thế nào? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết xây nhà phố của HOMEpro nhé.
Nhà phố là gì ?
Nhà phố hay còn gọi là nhà dạng ống, mặt tiền thường hẹp khoảng 4-5m, chiều dài sâu từ 15-20m. Toàn bộ thiết kế các khu vực phòng sẽ chỉ được đặt trên diện tích với chiều rộng hẹ chiều dài sâu như trên.
Các căn nhà phố thường xây san sát, liền kề nhau trên mặt mép đường. Mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông thường là 1-2 mặt tuỳ vị trí khu đất.
Hiện nay, có nhiều kiểu nhà phố được ưa chuộng như: nhà phố sân vườn rộng phía trước, nhà phố xanh (thiết kế không gian mở, trồng nhiều cây cối trong nhà), nhà phố thương mại (chia phòng cho thuê, cho thuê kinh doanh),…
Đặc điểm của nhà phố
- Công năng sử dụng được thiết kế theo nhu cầu, có thể kết hợp kinh doanh với mặt tiền sẵn có kết hợp với nơi ở luôn. Ví dụ tầng 1 để buôn bán hoặc cho thuê, tầng 2-3… để ở.
- Mặt tiền thường hạn chế, chiều sâu nhà thường được mở rộng tối đa nhất có thể.
- Là sự thống nhất về mặt thiết kế chung, thể hiện sự phát triển đồng bộ của khu vực.
- Là nhà dạng ống, mặt tiền thông ra trục đường giao thông, 3 mặt còn lại tiếp giáp với hàng xóm. Nếu khu nào quy hoạch hình vuông thì sẽ có 2 mặt tiền. Nhà thường từ 2-4 tầng.
- Thường được gọi với tên là Townhouse.
Các hình thức xây dựng nhà phố phổ biến
Dạng liền kề: là kiểu nhà có thiết kế bên ngoài giồng nhau, liền kề nhau, là một thể thống nhất theo thiết kế của chủ đầu tư. Nội thất bên trong có thể điều chỉnh thay đổi theo ý muốn của chủ sở hữu sau này.
Nhà phố dạng liền kề thường gắn liền với các khu trung tâm thương mại, khu vui chơi,..z tạo thành một tổ hợp xã hội thu nhỏ. Dân cư sống trong khu vực này cũng thuận tiện đi lại, mua sắm, vui chơi,…
Dạng thương mại: là dạng nhà mới xuất hiện những năm gần đây. Chủ đầu tư sẽ thiết kế cho tầng 1 làm khu vực buôn bán kinh doanh, từ tầng 2 trở lên dùng để ở. Đây là bước đi tiến bộ trong thiết kế, thuận tiện tại các khu vực có mật độ dân cư cao, nhu cầu cửa hàng thuê mặt bằng lớn.
Dạng nhà xanh: tức là sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, kết hợp với trồng nhiều cây xanh xung quanh không gian sống. Nhà phố xanh được đông đảo người dân ưa chuộng.
Dạng nhà sân vườn: là kiểu thiết kế nhà phố có sân vườn ngay trước hoặc sau nhà tạo sự gần gũi với thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu trồng trọt của gia chủ.
Quy trình xây dựng nhà phố
- Xác định quy mô và kiểu nhà xây dựng để lên bản vẽ thiết kế xây dựng phù hợp.
- Xin cấp phép xây dựng dựa trên bản thiết kế với cơ quan chức năng
- Dự toán chi phí cần chuẩn bị theo thiết kế xây dựng
- Lựa chọn nhà thầu xây dựng, thống nhất thiết kế và tiến hành bàn giao công việc cho chủ thầu.
- Nhà thầu xây dựng cần nghiên cứu chất đất nền để có phương án xử lý móng đảm bảo chắc chắn cho toàn bộ công trình theo thiết kế
- Thường xuyên cập nhật tiến độ, kiểm kê nguyên vật liệu xây dựng.
- Hoàn thiện từ phần thô lẫn trang trí nội ngoại thất theo đúng thiết kế.
Giá thành xây dựng nhà phố
Chi phí xây dựng nhà phố phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cơ bản phân theo diện tích xâu dựng để tính:
- Diện tích dưới 200m2: tính theo điều kiện thực tế
- Diện tích từ 200-250m2: 3.450.000d/m2
- Diện tích từ 250-300m2: 3.400.000d/m2
- Diện tích từ 300-350m2: 3.350.000d/m2
- Diện tích từ 350m2 trở lên: 3.300.000d/m2
Kết luận
Để hoàn thiện công trình thi công nhà phố không phải là điều đơn giản, bạn nên hợp tác với các đơn vị thi công uy tín để đạt được chất lượng cao nhất. Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết để xây dựng khách sạn, nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến hotline của chúng tôi. Các chuyên gia của HOMEpro sẽ giải đáp cho bạn